Chào anh chị ,
Tôi là tác giả của bài " Tái khởi nghiệp với 17 triệu đồng".
Tôi gửi thư này trước tiên là để cảm ơn đọc giả gần xa đã rất tin yêu tôi và đã
có nhiều đọc giả ủng hộ sản phẩm của tôi. Tôi hết sức cảm kích đến tấm lòng của
đọc giả và cảm ơn toà soạn đã đăng bài chia sẻ của tôi để mọi người cùng tham
khảo và chia sẻ lẫn nhau. Cũng nhờ đó mà thương hiệu lulo đã được mọi người biết
đến và yêu quí hơn.
Tình hình kinh doanh có nhiều biến động khó lường, sản
phẩm trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt mà cạnh tranh về giá luôn
là yếu tố ảnh hưởng lớn đối với dòng sản phẩm áo thun đồng phục. Phần lớn doanh
nghiệp đặt áo thun đồng phục chỉ mong muốn có được chiếc áo mang thương hiệu và
tên sản phẩm của công ty nhằm quảng bá đến cộng đồng, họ không đặt nặng đến chất
lượng của chiếc áo cũng như cảm giác của người mặc. Đó là lý do tại sao giá cả
luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Còn nhà sản xuất, nhà cung ứng thì sao ? Để
đạt được mục đích bán hàng, đã có rất nhiều nhà cung cấp tư vấn mập mờ, qua loa
và thậm chí là lừa dối khách hàng một cách trắng trợn...Nếu bạn là nhà sản xuất,
hãy hình dung xem chuyện gì sẽ xảy ra khi mà công nhân đến xưởng mà không có việc
để họ làm, bạn sẽ làm gì khi mà ngày qua ngày cái đống lửa ấy ngày càng nóng
lên dữ dội ? Phải làm gì đây trước sự chán nản của công nhân, phải làm gì đây
khi mà tinh thần làm việc ngày càng bị giảm sút, mọi người bàn tán để tìm một
công việc mới, người thì chia sẻ nên tìm hàng giá rẻ để có cái mà làm,...một cảm
giác bối rối, lo lắng, thất vọng, suy nghĩ bâng quơ về lương tháng, về khả
năng, về cuộc sống người lao động. Đây chính là lúc mà các bạn khởi nghiệp dễ
" sa ngã" nhất, nếu không phải là người máu lạnh hoặc chưa đủ lạnh
thì chắc chắn rằng khó lòng có thể có những suy nghĩ cứng rắn.
Giai đoạn nào cũng có những khó khăn riêng của nó, ai nói rằng
các tập đoàn lớn không ẩn chứa những khó khăn ? Nếu như bỏ cuộc thì họ đã bỏ cuộc
bao nhiêu lần ? Tại sao khó khăn lắm mình mới có thể gầy dựng được "cơ
nghiệp" mà mình lại bỏ một cách dễ dàng quá vậy, kiên định, phải kiên định
và phải biết mình đang làm gì, cần thay đổi những gì để phù hợp....nhiều câu hỏi
đã được đặt ra. Và cuối cùng sóng gió cũng đã đi qua, để lại những bài học
xương máu:
1. Giảm giá không phải là yếu tố quyết định
- Thất bại nhiều đơn hàng vì giá đã gây ra nhiều lúng túng,
nhưng ngồi suy nghĩ lại thì đó không phải là nguyên nhân chính. Nếu giảm giá
sâu buộc bạn phải giảm chất lượng hoặc giảm tiền lương nhân công, điều này
không được đánh giá cao vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp bạn.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã thật sự chi đúng cái cần chi, thay vì giảm giá, bạn
hãy tăng giá trị cộng thêm của sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Chọn đối tượng
khách hàng phù hợp hơn bởi chắc chắn rằng miếng bánh thị trường sẽ được chia ra
nhiều đoạn, xác định đâu là đoạn phù hợp nhất với bạn là điều tối cần thiết.
Đánh một cú lang mang nghĩa là bạn đang tự đưa mình vào con đường rắc rối, kém
hiệu quả.
2. Kiên định, đã nghĩ là phải làm cho tới nơi tới chốn
- Cạnh tranh giá rẻ không phải là con đường thấp kém, cũng
như định vị sản phẩm cao cấp không phải là con đường hoa mỹ. Không có cái đúng ở
đây, chỉ có cái phù hợp mà thôi. Một khi đã xác định được điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và những rủi ro, bạn phải tự xác định cho mình con đường phù hợp nhất để
đi. Lối đi nào cũng có những góc khuất không nhìn thấy được, nhưng tôi tin rằng
chính sự quyết tâm của bạn sẽ giúp bạn vượt qua. Rào cản đầu tiên và lớn nhất bạn
phải vượt qua chính là bạn.
Còn nữa những yếu tố mà một start up phải có để đối mặt với
những thách thức phía trước, khách hàng và mọi người xung quanh cũng sẽ hiểu bạn.
Nhưng trước mắt, bạn phải hiểu bạn là ai, bạn đang ở đâu, bạn muốn gì, bạn có
thể làm gì trước khi hoạch định cho mình một lối đi riêng.
No comments:
Post a Comment