Bút, bảng hiệu, logo,
áo thun, bao thư, nón, danh thiếp….tất cả sẽ tạo nên một nét đặc trưng để khách
hàng có thể nhận biết và phân biệt rõ ràng đâu là sản phẩm của doanh nghiệp này
với doanh nghiệp kia.
Ở Việt Nam, hoạt động
xây dựng thương hiệu đã được các doanh nghiệp chú ý xem trọng. Dù là một doanh
nghiệp nhỏ, một hàng quán nhỏ cũng bắt đầu chú trọng đến yếu tố nhận diện
thương hiệu hay chỉ nom na là để dễ quản lý, dễ phân biệt nhân viên bên tôi với
bên anh. Dạo một vòng trên các trang mạng, tôi thấy rất nhiều trang web chia sẻ
kiến thức về hệ thống nhận diện thương hiệu, quảng cáo chức năng tạo lập hệ thống
nhận diện thương hiệu, liệt kê chi tiết các yếu tố cấu thành bộ nhận diện
thương hiệu…nhưng không biết thế nào là bộ nhận diện thương hiệu đúng.
ĐỒNG
NHẤT và DỄ HIỂU, DỄ HÌNH DUNG
Trên đây là 03 yếu tố rất
cơ bản đòi hỏi các doanh nghiệp muốn xây dựng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu
phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ví như bạn đang nghĩ về một loại thức uống
có ga, có thể bạn sẽ nghĩ đến Coca Cola hoặc Pepsi. Bạn có thể đoán được đây là
lon gì khi mình đưa bạn một lon màu đỏ ? Dễ dàng hình dung phải không bạn,
nhưng nếu mình đưa bạn một lon màu đen thì bạn có đoán được đó là lon gì không
? Hay một lần bạn muốn tìm cho mình chiếc taxi để đi đâu đó, nhìn xa xa, bạn thấy
một chiếc taxi màu xanh, lúc này bạn có đoán ra được đó là taxi của hãng nào
chưa ? Còn nếu một chiếc taxi màu vàng thì sao nhỉ ?
Coca Cola khoác lên mình một màu đỏ tươi với những
mẫu quảng cáo về cảnh sum họp với đàn én bay lượn mỗi độ xuân về. Từ bài hát,
màu sắc đến hình ảnh minh hoạ đều nhắn gửi một thông điệp đồng nhất. Trong khi
đó, Pepsi chọn cho mình gam màu xanh trắng thể hiện sự trẻ trung, năng động.
Các mẫu quảng cáo của Pepsi cũng thể hiện điều đó qua các trận cầu, qua các hoạt
động thể thao vui nhộn. Tất cả phải đồng nhất từ hình ảnh minh hoạ đến các hoạ
tiết về màu sắc. Điều đó giúp khách hàng dễ hình dung ra sản phẩm của nhà cung
cấp, từ đó lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với mình hơn.
Chiếc áo thun và đồng
phục nhân viên nằm trong hai hạn mục, đó là hệ thống xúc tiến thương mại và hệ
thống đối ngoại ( Nguồn: http://www.ngoisaoso.vn/nhan-dang-thuong-hieu/Tu-van/Bo-nhan-dang-thuong-hieu-bao-gom-nhung-gi-99/
). Nhắc đến đây để thấy được tầm quan trọng của chiếc áo mà nhân viên của chúng
ta đang mặc, không đơn thuần là chiếc áo để mặc mà còn là dấu hiệu để nhận biết,
đoán biết họ thuộc nhân viên của công ty nào. Nếu là khách hàng, bạn có ngờ vực
anh chàng tự giới thiệu mình là nhân viên tiếp thị của Coca Cola nhưng đang mặc
chiếc áo màu đen và thêu logo màu tím chẳng hạn, bạn nghĩ như thế nào nếu nhân
viên Pepsi mặc đồng phục màu vàng với logo màu đen ? Thật không thể tin nổi nếu
điều đó có thể xảy ra.
Trăn trở với những sai
lầm tưởng chừng là nhỏ ở một số doanh nghiệp mà áo thun lulo đã từng có được cơ
hội tư vấn, chúng tôi mong rằng sẽ không còn nữa những trường hợp như “ 2 -4 -6
mặc áo màu vàng”; “3 – 5 – 7 mặc áo màu đỏ” với lý do rất đơn giản là “ mặc
thay đổi màu cho đẹp” hay “ vậy cho đỡ nhàm chán” hoặc “ nhân viên tôi thích vậy”….Giá
trị thương hiệu còn lớn hơn giá trị của những sản phẩm hữu hình, huỷ hoại nó
nghĩa là chúng ta đang huỷ hoại cả một tài sản của doanh nghiệp chúng ta. Đã là
một hệ thống thì điều cần thiết phải đồng nhất, đó là điều mà áo thun lulo muốn
nhắn nhủ đến tất cả các bạn.
No comments:
Post a Comment