Có rất nhiều nhà cung cấp đã
không chia sẻ một cách trung thực hoặc chia sẻ một cách mập mờ về tính năng sản
phẩm nhằm cạnh tranh về giá với mong muốn bán được nhiều hàng hoá, thu được nhiều
tiền…và ai thiệt mặc ai. Được bao nhiêu nhà cung cấp cạnh tranh lành mạnh ? Cạnh
tranh bằng chính năng lực của mình ?
Khi trò chuyện, ai cũng bảo rằng
để làm ăn lâu dài phải uy tín, phải làm ăn “nghiêm chỉnh”, phải ….nhưng nói chỉ
là nói mà thôi ! Nếu bạn là một trong những nhà cung cấp cùng loại sản phẩm và
dịch vụ với nhóm nhà cung cấp đó thì bạn sẽ làm sao ? Làm sao để có thể tách khỏi
nhóm cạnh tranh đó để tạo nên sự khác biệt ?! Quả là không đơn giản chút nào,
nhất là khi các điều kiện về nhân lực, tài lực của bạn không đủ để có thể giúp
bạn “trở mình”.
Tôi xin chia sẻ với các bạn một
trường hợp điển hình như sau: Câu chuyện về các nhà cung cấp áo thun đồng phục.
Không phải khách hàng nào cũng hiểu được rằng trên thị trường có bốn chất liệu
thun cơ bản: 100% cotton được làm từ sợi tự nhiên nên thấm hút mồ hôi tốt, giúp
cho người mặc cảm giác thoáng mát nên giá thành cao, ngược lại, với chất liệu
100% PE được làm từ sợi poly ( giống như là nhựa ) thì bạn hãy hình dung xem, nếu
mặc chiếc áo mưa ( cũng làm từ nhựa ) thì làm sao có được cảm giác thoáng mát
như 100% cotton ? Chắc chắn rằng 100% PE giá sẽ rẻ hơn nhiều so với 100%cotton
rồi. Tuy nhiên, 100% cotton vẫn có những nhược điểm của nó chứ, chẳng hạn cái
nhược điểm đầu tiên của nó là giá cao, điều nữa là màu sắc sẽ không thể tươi
hơn các chất liệu khác và tuổi thọ cũng sẽ không cao hơn được do sợi tự nhiên sẽ
mau bị phân huỷ hơn. Điều này cũng giống như là túi giấy sẽ mau bị phân huỷ hơn
là túi nhựa. Hiểu được các ưu và nhược điểm của từng chất liệu, các nhà dệt vải
đã tạo ra thêm một số loại vải thun khác được pha lẫn từ sợi cotton và poly nhằm
giảm độ nóng cho người mặc và làm tăng tuổi thọ của sản phẩm cũng như giảm giá
thành sản xuất. Từ đó, thị trường có thêm vải thun TC và CVC. Tuỳ theo tỉ lệ
pha trộn giữa các sợi vải với nhau mà ta có vải TC hay CVC. Thị trường vải chợ
thường gọi là vải 65/35 hay còn gọi là TC với 65% sợi poly – 35% sợi cotton và
vải 35/65 hay còn gọi là vải CVC với 35% sợi poly -65% sợi cotton ( hầu như thị
trường vải chợ không có loại này hoặc có nhưng rất ít thấy). Một số công ty lớn,
họ dệt vải với chất lượng cao nhằm để xuất khẩu thì có tỉ lệ pha trộn khác nhau,
có thể là 80/20 hoặc là 60/40 tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn chất
lượng đề ra. Trên đây chỉ là những điều cơ bản về chất liệu vải, còn về cách dệt
vải thì sao? Ta có một số cách dệt khác nhau để tạo nên những “mặt vải” hay
“mình vải” ( người ta hay gọi là loại vải ) khác nhau chẳng hạn như vải thun cá
sấu, vải thun cá mập, vải thun mè, vải thun lạnh, vải thun trơn…điều này cũng
không phải là yếu tố chính để tạo nên khác biệt về giá cả và chất lượng, mặc dù
nó cũng là một trong những yếu tố phụ trợ tác động đến giá thành sản phẩm. Theo
kết quả khảo sát từ thực tế bán hàng, chúng tôi nhận ra rằng có rất nhiều nhà
cung cấp không chia sẻ trung thực hoặc chia sẻ mập mờ với khách hàng nhằm bán
được giá cao với chất lượng kém, không phù hợp hoặc để có thể cạnh tranh tốt với
đối thủ. Họ chỉ nói rằng “ giá cao vì đây là vải cá sấu mà”, “ em sẽ cung cấp
cho chị giá tốt nhất với loại vải cotton”, “ vải cotton nên giá vậy đó chị”, “
bên mình làm toàn bằng vải cá sấu, vải cá sấu là tốt nhất rồi còn gì…” Câu hỏi
đặt ra ở đây là “ vải cotton”, nhưng bao nhiêu phần trăm cotton ? Vải cá sấu
nhưng thuộc loại chất liệu nào ? Có phải
vải cá sấu là tốt nhất không đây ?....Và tất nhiên rằng đã có những cuộc cạnh
tranh không lành mạnh diễn ra mà người chịu thiệt nhiều nhất vẫn là khách hàng.
Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì trong cuộc chiến “ không lành mạnh” này ?
Theo ý kiến của tôi, thành viên của
lulo.vn, có lẽ phương pháp “ hữu xạ tự nhiên hương” là phù hợp nhất trong trường
hợp này. Và công ty chúng tôi cũng đã và đang sử dụng phương pháp này, tuy
nhiên chúng tôi vẫn mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ bạn để “hương” được
bay xa và bay nhanh hơn. Đừng ngần ngại gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn qua
email: tantai@lulo.vn, chúng
tôi luôn trân trọng mọi đóng góp từ các bạn.
No comments:
Post a Comment